Cách xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong công việc chỉ trong 6 bước

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề là những năng lực quan trọng giúp bạn đối phó và giải quyết các tình huống khó khăn một cách hiệu quả trong công việc. Kỹ năng xử lý tình huống là khả năng của một cá nhân hoặc một nhóm trong việc đối phó, giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn, không chắc chắn hoặc bất ngờ trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng này đòi hỏi sự linh hoạt, logic, sáng tạo, quan sát, khả năng phân tích và quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và hành động. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là một kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hoặc cuộc sống để đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất.

Với kỹ năng xử lý tình huống tốt, mỗi người có thể giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Đặc biệt là trong công việc, khi gặp phải những tình huống khó xử như khách hàng phàn nàn, khiếu nại, có mâu thuẫn xảy ra với đồng nghiệp, deadline công việc gấp,… việc sở hữu một kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp sẽ giúp mỗi người giữ được hình ảnh chuyên nghiệp, tạo thiện cảm với những người xung quanh.

Dưới đây là một số chiến lược và kỹ năng cần thiết để phát triển và áp dụng chúng:

1. Phân tích và đánh giá tình huống 

Trước tiên cần thu thập thông tin, bạn cần tập trung vào thu thập thông tin chi tiết và đầy đủ liên quan đến tình huống. Ví dụ một số yếu tố như những bên liên quan, nguyên nhân dẫn đến tình huống, diễn biến, kết quả như thế nào. Khi nắm bắt được thông tin chi tiết về tình huống, nắm được vấn đề chủ chốt sẽ giúp tìm ra kẽ hở, tìm ra hướng giải quyết cho tình huống. 

Sau khi có đầy đủ thông tin tiến tới đánh giá bối cảnh bằng việc xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tình huống. Vấn đề và tình huống phát sinh có nhiều nguyên nhân và các yếu tố tác động khác nhau. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh, yếu tố con người, yếu tố môi trường và còn cần nhìn nhận yếu tố nội tại, yếu tố từ bên trong, phát sinh từ một cá nhân, từ chính bản chất vấn đề. 

Tiếp theo đó, bạn đi đến phân tích chi tiết các khía cạnh của vấn đề, nhìn từ tổng quan đến chi tiết vấn đề để hiểu rõ nguyên nhân và tầm quan trọng của từng yếu tố.

2.Xác định vấn đề và mục tiêu 

Khi nắm bắt được thông tin, đánh giá được tình huống một cách chi tiết nhất, đây là lúc bạn cần xác định vấn đề cốt lõi để nhận diện và đặt ra vấn đề chính xác mà bạn cần giải quyết. Đó chính là kết quả của quá trình tìm hiểu, xác định và phân tích vấn đề trước đó. 

Việc tiếp theo cần làm đó là thiết lập mục tiêu rõ ràng và cụ thể muốn đạt được sau khi giải quyết vấn đề. Khi mục tiêu được thiết lập thì đây chính là kim chỉ nam, là định hướng giúp bạn giải quyết vấn đề. Mục tiêu đề ra cũng giúp kế hoạch và xử lý tình huống không mất giá trị cối lõi, theo đuổi xuyên suốt quá trình giải quyết vấn đề.

3.Phát triển các phương án giải quyết 

Vấn đề đã nắm rõ, mục tiêu được thiết lập,lúc này bạn cần phát triển các phương án giải quyết. Không chỉ dừng lại 1 phương án mà cần tập trung nguồn lực tìm ra nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp yêu cầu sự sáng tạo và đa dạng hóa. Với chỉ một vấn đề mà bạn luôn chỉ giải quyết bằng 1 cách, đi theo lối mòn thì vấn đề chỉ được giải quyết phần nào mà không triệt tiêu được gốc rễ. Do đó sử dụng sự sáng tạo giúp đưa đến cái nhìn đa chiều, giải quyết vấn đề toàn diện và hiệu quả. Dựa trên đa dạng các phương án để đưa ra nhiều lựa chọn giải pháp khác nhau. 

Tổng hợp các phương án được đề ra cùng nhau thảo luận, phân tích, đánh giá các phương án đưa ra sự so sánh và đánh giá các phương án dựa trên tính khả thi, hiệu quả và tiến độ. Bởi một phương án hay và sáng tạo nhưng lại không thể áp dụng tình huống lúc đó, bối cảnh không phù hợp thì cũng không thể sử dụng triển khai giải quyết vấn đề được.

4.Lựa chọn và thực hiện giải pháp 

Sau cả quá trình phân tích, đánh giá, đây là lúc bạn đưa ra lựa chọn về phương án tối ưu, chọn ra phương án giải quyết tối ưu dựa trên đánh giá và phân tích đã thực hiện. 

Có một phương án hoàn chỉnh và phù hợp, tiến tới bước thực hiện kế hoạch chi tiết và cụ thể để triển khai giải pháp đã chọn.

5.Giám sát và đánh giá kết quả. 

Sau khi vấn đề được giải quyết, bạn nên xem xét và đánh giá kết quả của quá trình thực hiện. Nếu vấn đề được giải quyết tốt, nghĩa là bạn đã giải quyết vấn đề thành công. Đồng thời bạn cần đánh giá lại kết quả sau khi triển khia giải pháp để đo lường hiệu quả và các bài học rút ra. 

Ngược lại, nếu kết quả không thay đổi mà ngày càng trầm trọng hơn, bạn cũng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình theo dõi và đánh giá.

6.Học hỏi và cải tiến 

Sau cả quá trình đối mặt và giải quyết vấn đề, bạn sẽ rút ra bài học từ kết quả và quá trình giải quyết vấn đề để cải thiện trong tương lai. 

Sau đó sử dụng những kinh nghiệm và bài học để phát triển các phương pháp giải quyết vấn đề mới và cải tiến hiệu quả công việc. 

Ngoài ra, các kỹ năng cần có khi giải quyết vấn đề, xử lý tình huống: 

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Giao tiếp hiệu quả giúp việc chuyển tải thông tin và giải thích vấn đề được hiệu quả dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, nhận thức rõ ràng về vấn đề. Bạn cần duy trì liên lạc và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả đến các bên liên quan. 

  • Kỹ năng làm việc nhóm: 

Nếu khi giải quyết vấn đề cần làm việc nhóm hoặc hợp tác bất cứ ai hay bộ phận khác để giải quyết vấn đề thì cần làm việc hợp lí, cùng nhau chia sẻ thảo luận đưa đến phương án giải quyết được đồng thuận, thống nhất và hiệu quả.

  • Quản lý áp lực

Trong bất cứ trường hợp nào, khi giải quyết vấn đề đương nhiên sẽ gặp phải những khó khăn dẫn tới những áp lực tiềm tàng. Do đó kỹ năng quản lý và giảm thiểu áp lực rất quan trọng. Khi bạn quản lý cảm xúc cá nhân, tập trung lý trí giải quyết vấn đề tận cùng, duy trì tinh thần tỉnh táo và sáng suốt. Nói cách khác đó chính là cách bạn điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh, luôn linh hoạt và thích nghi với những thay đổi và tình huống mới trong quá trình giải quyết vấn đề 

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn giải quyết các tình huống khó khăn một cách hiệu quả mà còn là cơ hội để phát triển và nâng cao khả năng lãnh đạo và quản lý của mình trong công việc.